Bản mô tả công việc là một tài liệu mô tả các công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm mà một người khi đảm nhiệm vị trí công việc đó phải thực hiện và hoàn thành một cách tốt nhất.
Sự cần thiết của bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc giúp nhà tuyển dụng giảm thiểu thời gian sàng lọc hồ sơ ứng viên. Hướng đến những ứng viên phù hợp nhất đối với công việc.
Bản mô tả công việc giúp người quản lý có cơ sở giao việc, theo dõi tiến độ, tuyển dụng, đào tạo và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
Bản mô tả công việc giúp ứng viên tự đánh giá mức độ phù hợp trước khi ứng tuyển vào vị trí công việc.
Bản mô tả công việc là cơ sở để nhân viên hiểu rõ mục tiêu, chức năng nhiệm vụ, yêu cầu công việc và những quyền hạn, trách nhiệm có được khi đảm nhiệm vị trí.
Có thể hiểu, bản mô tả công việc không chỉ là bản cam kết công việc giữa người quản lý và nhân viên, mà còn là cơ sở hướng dẫn để nhân viên thực hiện công việc của mình một cách phù hợp nhất, đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch hoạt động của bộ phận, cũng như của doanh nghiệp.
Bản mô tả công việc bao gồm những gì?
Nếu để đăng tuyển dụng, bảng mô tả công việc có thể được viết theo chức danh / vị trí công việc. Nếu để hệ thống hóa lại hệ thống nhân sự, bảng mô tả công việc nên được viết theo vai trò. Bởi vì chức danh có thể thanh đổi tùy theo tình nhân sự của doanh nghiệp. Tựu chung lại, bản mô tả công việc của bạn sẽ phải mô tả được: Trách nhiệm, Nhiệm vụ, Quyền hạn, Quyền lợi, Mối quan hệ và yêu cầu đối với vị trí ấy.
- Trách nhiệm: Biết được trách nhiệm của vị trí công việc.
- Nhiệm vụ: Những việc làm cụ thể để có thể hoàn thành trách nhiệm nêu trên.
- Quyền hạn: Quyền mà vị trí công việc đó có thể làm.
- Quyền lợi: Quyền lợi mà vị trí được hưởng (Mức lương, thưởng…)
- Mối quan hệ: Mối quan hệ với các vị trí khác trên phương diện Quyền hạn, trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu của công việc.
- Yêu cầu: Các yêu cầu về Thái độ, Kiến thức và Kỹ năng đối với vị trí để.
Từ đó, người làm nhân sự ở tất cả các mảng có thể nhìn bản mô tả công việc như 1 kim chỉ nam để làm tốt vai trò của mình.
- Tuyển dụng: Nhìn vào mô tả để đánh giá và tìm kiếm ứng viên phù hợp
- Đào tạo: Dựa vào mô tả của từng vị trí để đào tạo nhân viên theo yêu cầu của công việc
- Tổ chức lao động: Dựa vào các mối quan hệ tới các vị trí khác để tổ chức, điều chỉnh lao động phù hợp. Nhìn vào mô tả để sắp xếp nhân lực phù hợp với mỗi vị trí
- Sự vụ với mỗi nhân viên: Dựa vào quyền lợi để tổ chức trả lương, thưởng và các chính sách đối với mỗi nhân viên…
Bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới để nhận link download trọn bộ Bản mô tả công việc các vị trí của tất cả các phòng ban trong công ty bao gồm:
1. MTCV Phòng Marketing
2. MTCV Phòng Kinh doanh-Bán hàng
3. MTCV Phòng Cung ứng
4. MTCV Phòng Hành chính Nhân sự
5. MTCV Phòng Kế toán
6. MTCV Phòng Kế hoạch
7. MTCV Bộ phận Kỹ thuật sản xuất
8. MTCV xưởng SX
9. MTCV Phòng QA
10. MTCV Phòng Bảo trì
11. MTCV các NV VP khác thuộc Công ty
12. MTCV Phòng Giao nhận
13. MTCV Phòng IT
14. MTCV Phòng Kinh tế – Kế hoạch
15. MTCV Phòng Nghiên cứu phát triển
16. MTCV Tổng Kho
17. MTCV Phòng đời sống
18. MTCV Phòng Thiết kế
19. MTCV Phòng Tiếp thị
20. MTCV Phòng Xuất Nhập khẩu
21. MTCV Phòng Vận tải
22. MTCV Xí nghiệp sản xuất