Bí quyết quản trị doanh nghiệp Nhật thành công không chỉ nằm ở ý tưởng đầu tư táo bạo mà còn bởi cách quản lý nhân sự của người Nhật luôn chú trọng đến tính đoàn kết và lợi ích của người lao động.
Nguyên tắc trong cách quản lý nhân sự của người Nhật
Không ngừng cải thiện phong cách làm việc
Người Nhật luôn tin rằng tiến bộ là một quá trình cần sự kiên nhẫn để có thể thăng tiến bền vững từ thấp đến cao. Chính vì vậy nhà quản trị cần phải biết cách tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất cho nhân viên của mình thực hiện đóng góp ý kiến để cải tiến trong công việc.
Tinh thần làm việc nhóm
Làm việc nhóm đang là xu hướng toàn cầu. Các nhà quản trị doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề cao tinh thần làm việc nhóm. Các nhà quản lý cấp cao phải biết san sẻ trách nhiệm cho nhau. Việc giao phó những dự án quan trọng cần được chia sẻ đều, tập trung vào một phòng ban nào đó là điều không nên.
Tôn trọng ý kiến cá nhân
Một nhà quản lý nhân sự giỏi cần phải biết mọi ý kiến cá nhân đều quan trọng như nhau. Và các công ty Nhật thường đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận chung. Vì vậy cần đảm bảo mọi nhân viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề và cùng học hỏi từ các thành viên khác.
Hạn chế la mắng
Toyota, tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu Nhật Bản tôn trọng quy tắc: Nhà quản trị không được la mắng và đe dọa nhân viên cấp dưới khi có sai sót xảy ra. Điều này giúp đảm bảo các lỗi sẽ được báo cáo đầy đủ từ đó tìm ra nguyên nhân chính xác nhằm sửa đổi cho phù hợp. Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm.
Luân chuyển những nhân viên giỏi
Đây là một quy định có tinh thần tập thể cao. Hầu hết các nhà quản trị giỏi đều có xu hướng giữ các nhân viên giỏi nhất ở lại và không cho luân chuyển sang các bộ phận khác sợ “chảy máu chất xám” nhưng về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty.
Luôn có thời gian hoàn thành công việc
Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản trị luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch trình thực hiện công việc. Một công việc không biết thời gian hoàn thành sẽ khiến cho bộ máy công ty đình trệ, làm việc không hiệu quả.
Thường xuyên tổ chức thuyết trình và báo cáo
Hình thức này giúp rèn luyện kỹ năng thuyết trình – thuyết phục và khám phá những vấn đề mới hoặc những thiếu sót của vấn đề.
“Tôi có thể giúp gì cho bạn?”
Điều này còn được hiểu là tạo cơ hội để được lắng nghe cấp thấp nhất. Nếu thuộc cấp có yêu cầu giúp đỡ điều gì, nhà quản trị nên cố gắng thực hiện theo yêu cầu ấy ngay khi có thể. Và khi nhân viên nhận ra nhà quản lý cấp cao có thể lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ họ sẽ tích cực, lạc quan hơn việc thực thi nhiệm vụ được giao và sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra.
4 điều cấm kị khi làm việc tại các công ty Nhật Bản
Nền kinh tế Nhật Bản “trỗi dậy” và nhanh chóng trở thành cường quốc trên thế giới không chỉ bởi ý tưởng kinh doanh táo bạo, quản lý nhân sự giỏi mà còn bởi họ còn có văn hóa làm việc trên cả tuyệt vời. Dưới đây là 4 điều tối kị khi làm việc với người Nhật:
Trễ hẹn
Thói quen coi trọng thời gian đã được nâng lên thành nét văn hóa đáng ngưỡng mộ tại Nhật Bản. Chính vì vậy, khi vậy khi hẹn gặp người bản địa bạn cần tuân thủ đúng thời gian như đã hẹn. Việc đến trước giờ hẹn còn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người bạn gặp.
Nhận danh thiếp bằng một tay
Danh thiếp chính là sự thể hiện bản thân, tự tôn cá nhân của người Nhật. Do vậy khi nhận danh thiếp hãy có thái độ tôn trọng. Hãy nhận bằng cả 2 tay sau đó cất cẩn thận vào 1 vị trí an toàn. Tuyệt đối không nhận bằng 1 tay và đút thẳng vào túi quần vì đó chính là sự coi thường đối với người có tên trong danh thiếp.
Không bắt tay khi gặp mặt
Người Nhật cho rằng điều này khá mất lịch sự. Nếu gặp nhau thì hãy cúi chào, gặp người các lớn tuổi thì cúi chào càng sâu. Đó mới là thể hiện nét văn hóa và sự tôn trọng đối với người khác.
Không gọi thẳng tên khi mới gặp lần đầu
Cũng như việc nhận danh thiếp, gọi tên trong cách ứng xử của người Nhật cũng là nét văn hóa cần được tôn trọng. Nếu bạn gặp một người mới quen bạn nên gọi riêng họ kèm hậu tố “san”. Đối với người ít tuổi hơn là nam thì gọi thêm hậu tố “kun” còn là con gái thì hãy thêm “chan”. Những người được tôn trọng cao thì gọi là “Sensei”.
Cách quản lý nhân sự của người Nhật luôn thể hiện sự tôn trọng ý kiến cá nhân, sự đồng thuận tập thể. Chính điều này là yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công của nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới.
(Nguồn: tổng hợp)